Overblog
Edit post Follow this blog Administration + Create my blog
suckhoetoandien.over-blog.com

Sức khỏe toàn diện kênh chia sẻ những kiến thức chăm sóc sức khỏe từ những bác sĩ hàng đầu.

Suy nhược thần kinh là gì? Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không?

Nếu thường xuyên rơi vào tình trạng mất tập trung, khó ngủ, liên tục cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, dễ bị kích động, chán nản… thì bạn nên nghĩ đến suy nhược thần kinh. Lúc này, đi khám và điều trị sớm là việc cần làm ngay bởi tình trạng suy nhược hệ thần kinh kéo dài chính là “chiếc cầu nối” đưa bạn đến gần với các rối loạn về tâm thần như trầm cảm, hoang tưởng... Vậy suy nhược thần kinh là gì? Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không? Và suy nhược thần kinh nên ăn gì? Hãy cùng Sức Khỏe Toàn diện giải đáp thắc mắc dưới đây nhé.

Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh

- Stress: Những căng thẳng cảm xúc kéo dài dẫn đến mệt mỏi, lo âu và dễ bị kích thích. Căng thẳng quá mức làm mất cân bằng của hai quá trình hưng phấn và ức chế. Hai quá trình này cùng tăng hoặc cùng giảm làm cho người bệnh rơi vào trạng thái suy nhược thần kinh. Các nguyên nhân dẫn đến stress quá mức là cuộc sống khó khăn, bế tắc, mâu thuẫn trong gia đình kéo dài, gặp thất bại trong công việc, học tập, cố gắng kiềm chế cảm xúc quá mức dẫn đến ức chế, làm việc quá sức…

- Nhân cách: Theo nghiên cứu cho thấy những người có tính cách hướng nội, ít giao tiếp với bên ngoài, luôn thận trọng hay lo nghĩ có nguy cơ mắc suy nhược thần kinh cao hơn những người có tính cách hướng ngoại.

- Lao động trí óc cường độ cao: Những người thường xuyên phải làm việc trí óc với cường độ cao trong môi trường có nhiều áp lực luôn đòi hỏi sự chính xác, nỗ lực sẽ dẫn tới suy nhược thần kinh.

- Lối sống buông thả, không khoa học với những hành vi như sử dụng chất kích thích, uống nhiều rượu bia, cà phê, hút thuốc lá.

- Chịu sang chấn tâm lí mạnh, chưa kịp thích nghi như mất người thân, mất việc làm, phá sản….

- Tác động của môi trường bên ngoài: Tiếng ồn, ô nhiễm môi trường, điều kiện làm việc căng thẳng làm mất ngủ kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh.

- Ngoài ra, suy nhược thần kinh có thể bắt nguồn từ những bệnh lí mắc phải như: Thiểu năng tuần hoàn não, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, chấn thương sọ não hay các bệnh nhiễm khuẩn mạn tính như viêm xoang, viêm loét dạ dày, tá tràng… làm cho cơ thể mệt mỏi, căng thẳng và lo âu kéo dài dẫn đến suy nhược thần kinh.

Dấu hiệu nhận biết:

- Rối loạn giấc ngủ: Đây vừa là nguyên nhân đồng thời cũng là hậu quả của suy nhược thần kinh. Các biểu hiện của rối loạn giấc ngủ hay gặp như khó ngủ, ngủ không yên giấc, hay tỉnh dậy giữa đêm, gặp ác mộng thường xuyên…

- Mệt mỏi: Tình trạng mệt mỏi là một hiện tượng bình thường của cơ thể khi tham gia vận động mạnh, làm việc quá sức trong thời gian dài… Nhưng sức khỏe sẽ dần hồi phục lại sau khi nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ. Tuy nhiên, mệt mỏi trong bệnh suy nhược thần kinh dường như không có nguyên nhân cụ thể. Đi kèm với mệt mỏi là trạng thái tinh thần bực bội khó chịu, không yên, khó ngủ. Điều đó khiến các cơ quan khác của cơ thể cũng thường cảm thấy khó chịu, như hồi hộp, tim đập nhanh, tức ngực, thở gấp, khó chịu ở dạ dày.

- Đau đầu: Người bệnh thường có cảm giác đầu óc nặng nề, vị trí đau thường ở trán, hai bên thái dương hoặc một bên đầu. Ngoài ra, có thể giảm thị lực, đôi khi thấy nhức mỏi mắt. Chứng đau đầu trở lên nặng hơn khi có những áp lực trong công việc, đau đầu có khi xảy ra ngay khi thức dậy vào buổi sáng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.

- Mất kiểm soát cảm xúc: người bệnh dễ cáu kỉnh, dễ bị kích thích tâm lí, thiếu kiên nhẫn dẫn đến nản chí, bỏ cuộc sớm, hay gắt gỏng, nóng nảy, có khi phản ứng thái quá… Những biểu hiện kích thích này dễ bùng phát và cũng dễ dập tắt.

- Rối loạn lo âu: Tuy hay cáu giận nhưng người suy nhược thần kinh lại rất dễ sợ hãi, các biểu hiện khác có thể gặp như sợ bẩn, sợ giao tiếp, sợ bị bệnh… Lúc nào họ cũng nghĩ mình đang mắc bệnh rất nghiêm trọng dù đi kiểm tra không thấy có dấu hiệu mắc bệnh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm hơn như trầm cảm, mất trí nhớ…

Suy nhược thần kinh nên ăn gì?

Với người bệnh suy nhược thần kinh, chế độ ăn uống nên tập trung vào an thần, bồi bổ cơ thể. Những thực phẩm sau đây giúp tăng cường thể chất, hỗ trợ người bệnh nhanh hồi phục thể trạng ban đầu. 

Hạt sen, tâm sen

Hạt sen, đặc biệt là tâm sen được sử dụng trong y học cổ truyền như một loại thuốc an thần. Tâm sen có tác dụng giãn mạch ngoại vi, hạ áp. Đối với bệnh suy nhược cơ thể, sử dụng tâm sen giúp trị mất ngủ, hỗ trợ ổn định huyết áp, nhịp tim. Bên cạnh đó các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh có thể được giảm nhẹ nhờ thực phẩm này.

Tuy vậy trong tim sen có chứa độc tính, do đó để độc tính được khử người ta thường sao tâm sen trước khi sử dụng.

Long nhãn 

Theo Đông y, long nhãn có vị ngọt, tính hơi ôn có tác dụng ích tâm kiện tỳ, tư bổ khí huyết, ích trí an thần. Long nhãn được sử dụng làm giảm nhẹ triệu chứng lo âu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, rối loạn nhịp tim… Đây là thực phẩm người bệnh suy nhược thần kinh nên sử dụng. 

Long nhãn có thể dùng như một vị thuốc trong Đông y cũng có thể dùng nấu các món ăn hàng ngày như pha trà, hầm trong các loại canh…

Rong biển 

Rong biển là loại thực phẩm giàu dưỡng chất. Trong rong biển có hàm lượng muối thấp và canxi cao, giúp điều hòa huyết áp tốt cho hệ thần kinh. Thực phẩm này được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Bổ sung tảo biển cho chế độ ăn uống hàng ngày đặc biệt tốt cho sức khỏe người bệnh suy nhược thần kinh. 

Bí đỏ

Trong bí đỏ chứa hàm lượng sắt, muối khoáng cũng như vitamin dồi dào. Vitamin K và T trong bí giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu, ngăn chặn nguy cơ đột quỵ, tăng cường sức khỏe não bộ và hệ thần kinh. 

Bí đỏ chứa chất acid glutamine, cần thiết cho hoạt động của não bộ. Chất này có vai trò quan trọng trong việc giúp phản ứng chuyển hóa các tế bào thần kinh và não. Bổ sung bí đỏ cho khẩu phần ăn hàng ngày giúp người bệnh suy nhược thần kinh dễ ngủ, khỏe mạnh hơn. 

Các loại đậu 

Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ… có hàm lượng vitamin A, B, D, C cao, giúp tăng sức đề kháng. Ngoài ra các chất đạm, magie, sắt… trong nhóm thực phẩm này tốt cho sự phát triển của não bộ, giảm mệt mỏi, suy nhược thần kinh.

Cá biển

Cá biển điển hình như cá hồi, cá ngừ,… có chứa nhiều acid béo, omega 3, đóng vai trò trong việc bảo vệ hệ thần kinh. Bổ sung thực phẩm này giúp tăng cường trí nhớ, giảm căng thẳng cho người suy nhược thần kinh. 

Các acid béo và omega 3 cũng dễ được tìm thấy trong các loại hạt, quả bơ, bắp cải….

Sữa và lòng đỏ trứng

Trong các thực phẩm này chứa nhiều chất choline. Đây là dưỡng chất góp phần cấu tạo màng tế bào, chuyển hóa chất dẫn truyền hệ thần kinh. Những người bị sa sút trí nhớ do bệnh suy nhược thần kinh gây ra được khuyên bổ sung choline từ thực phẩm hàng ngày.

Chuối sứ

Theo Đông y, chuối sứ có vị ngọt, tính lạnh giúp thanh nhiệt, dịu hệ thần kinh. Ăn 2 trái chuối sứ chín vào buổi sáng giúp não bộ hoạt động tốt hơn, tăng cường trí nhớ khiến bạn tỉnh táo làm việc. Vitamin B6 trong chuối cải thiện hệ thần kinh, giúp các tế bào trong não được sản sinh khỏe mạnh.

Share this post
Repost0
To be informed of the latest articles, subscribe:
Comment on this post